Trang Thông Tin Xuất Nhập Khẩu IMEX NEWS - Trang Thông Tin Xuất Nhập Khẩu IMEX NEWS cung cấp dịch vụ uỷ thác bán hàng Quốc Tế, có cam kết doanh số cho khách hàng. Liên hệ 0982.515.526

31/03/2025

IMEX NEWS Nhận lời mời của tỉnh Lào Cai tham gia chuỗi sự kiện Gặp gỡ 2025

Tỉnh Lào Cai đã gửi lời mời đến IMEX NEWS tham gia chuỗi sự kiện "Gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc". Sự kiện này được tổ chức nhằm thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại và tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. IMEX NEWS - Đối Tác Đầu Tư Chiến Lược Và Cầu Nối Thương Mại Quốc Tế Với vai trò là một nhà đầu tư chiến lược và đơn vị kết nối thương mại quốc tế, IMEX NEWS đang mở rộng mạng lưới hợp tác nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế. Việc nhận lời mời từ tỉnh Lào Cai thể hiện sự đánh giá cao của chính quyền địa phương đối với tiềm năng đầu tư và năng lực kết nối thị trường của IMEX NEWS. Sự kiện lần này mở ra cơ hội để IMEX NEWS tìm hiểu sâu hơn về các dự án tiềm năng tại Lào Cai, đặc biệt là trong các lĩnh vực thương mại xuyên biên giới, logistics, công nghiệp chế biến và phát triển hạ tầng. Ngoài việc đưa tin, IMEX NEWS còn trực tiếp tham gia vào các hoạt động xúc tiến đầu tư, tìm kiếm đối tác chiến lược nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - thương mại của khu vực. Nội Dung Chính Của Sự Kiện "Gặp Gỡ 2025" Chuỗi sự kiện diễn ra trong hai ngày 14-15 tháng 3 năm 2025, thu hút sự tham gia của hơn 500 đại biểu, bao gồm lãnh đạo cấp cao từ các bộ, ngành, doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Sự kiện bao gồm nhiều hoạt động quan trọng như: Hội nghị Xúc tiến Đầu tư và Thương mại Quốc tế: Tại đây, tỉnh Lào Cai đã giới thiệu các chính sách ưu đãi đầu tư, các dự án trọng điểm cần kêu gọi vốn, cũng như kế hoạch phát triển hạ tầng logistics và khu công nghiệp trong tương lai. Tọa đàm Kết Nối Doanh Nghiệp: Phiên thảo luận quy tụ nhiều chuyên gia kinh tế, lãnh đạo doanh nghiệp nhằm chia sẻ kinh nghiệm, đánh giá tiềm năng của Lào Cai và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững. Lễ Ký Kết Hợp Tác Đầu Tư: Hơn 20 biên bản ghi nhớ hợp tác đã được ký kết giữa các nhà đầu tư, doanh nghiệp và chính quyền địa phương, mở ra nhiều cơ hội hợp tác chiến lược. Triển lãm Sản Phẩm và Công Nghệ: Giới thiệu các sản phẩm chủ lực của tỉnh, các giải pháp công nghệ mới trong lĩnh vực logistics, thương mại điện tử và chế biến xuất khẩu. IMEX NEWS Và Vai Trò Trong Sự Kiện Trong khuôn khổ sự kiện, IMEX NEWS đã có các cuộc gặp gỡ quan trọng với lãnh đạo tỉnh Lào Cai và các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics, thương mại điện tử và sản xuất công nghiệp. IMEX NEWS đang xem xét các cơ hội hợp tác trong việc phát triển cơ sở hạ tầng thương mại và mở rộng mạng lưới giao thương quốc tế. Ngoài ra, IMEX NEWS cũng tham gia tư vấn chiến lược cho các doanh nghiệp địa phương nhằm tối ưu hóa khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu. Cam Kết Đồng Hành Cùng Tỉnh Lào Cai Trong Phát Triển Đầu Tư Và Thương Mại IMEX NEWS cam kết đồng hành cùng tỉnh Lào Cai trong việc phát triển môi trường đầu tư và thúc đẩy thương mại quốc tế. Với kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại toàn cầu, IMEX NEWS sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương trong việc mở rộng thị trường, phát triển mô hình kinh doanh và tối ưu hóa cơ hội hợp tác. Đại diện IMEX NEWS nhấn mạnh rằng sự kiện lần này sẽ đánh dấu một bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa IMEX NEWS và tỉnh Lào Cai. Sự kiện không chỉ mở ra cơ hội kinh doanh mà còn giúp củng cố vị thế của Lào Cai như một trung tâm giao thương chiến lược trong khu vực ASEAN và Tây Nam Trung Quốc. Với những tiềm năng sẵn có, IMEX NEWS tin tưởng rằng Lào Cai sẽ tiếp tục thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư, đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế và phát triển bền vững trong tương lai.
Xem thêm

Tin tức

Tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam quý I năm 2025

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 3 năm 2025, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước đạt 38,51 tỷ USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2024, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu quý I năm 2025 đạt 102,84 tỷ USD, tăng 10,6% so với quý I năm 2024. Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 3 năm 2025, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước đạt 38,51 tỷ USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2024, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu quý I năm 2025 đạt 102,84 tỷ USD, tăng 10,6% so với quý I năm 2024. Về thị trường, Hoa Kỳ vẫn giữ vững là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong quý I/2025, với kim ngạch đạt gần 31,4 tỷ USD, tăng tới 22% so với cùng kỳ năm 2024, chiếm 31% trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, một số nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng cao so với cùng kỳ năm trước như xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 7,47 tỷ USD, tăng 48,3% (tương ứng tăng 2,43 tỷ USD); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt 5,26 tỷ USD, tăng 25,3% (tương ứng tăng 1,06 tỷ USD); hàng dệt may đạt 3,79 tỷ USD, tăng 15,2% (tương ứng tăng 499 triệu USD); gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2,14 tỷ USD, tăng 12,9% (tương ứng tăng 244 triệu USD); giày dép các loại đạt 1,97 tỷ USD, tăng 15,6% (tương ứng tăng 266 triệu USD). Bên cạnh đó, một số nhóm hàng xuất khẩu sang thị trường này lại giảm như điện thoại các loại và linh kiện là 2,75 tỷ USD, giảm 10,2% (tương ứng giảm 312 triệu USD); sắt thép các loại là 209 triệu USD, giảm 47,7% (tương ứng giảm 190 triệu USD). Trung Quốc là nước đạt kim ngạch lớn thứ hai, với trị giá xuất khẩu đạt 13,17 tỷ USD, tương ứng tăng 162 triệu USD so với cùng kỳ năm trước. Nước đứng thứ ba về kim ngạch là Hàn Quốc, đạt 6,76 tỷ USD quý I năm 2025, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Về khối thị trường, EU (27 nước) với kim ngạch đạt 13,71 tỷ USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu sang thị trường ASEAN trong quý I năm 2025 đạt 9,17 tỷ USD, tăng 137 triệu USD so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, trong quý I/2025, xuất khẩu sang thị trường Achentina tăng rất cao so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, trị giá xuất khẩu sang Achentina đạt 261 triệu USD, gấp gần 5 lần (tương ứng tăng 207 triệu USD); chủ yếu do xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện sang thị trường này tăng cao, đạt 132 triệu USD, gấp 29 lần so với con số 4,5 triệu USD của cùng kỳ năm trước. Theo VietnamExport 
Xem thêm

Ngành cà phê: Cần xây dựng kế hoạch cụ thể để thích ứng với EUDR

Ngành cà phê Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức và cần phải có những kế hoạch cụ thể để thích ứng với quy định chống phá rừng (EUDR). Ngày 11/3, tại TP. Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) diễn ra Hội nghị giao thương quốc tế - Kết nối, nâng tầm cà phê Việt. Đây là một trong những hoạt động chính trong khuôn khổ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025. Quy định EUDR tác động đến ngành cà phê Việt Hội nghị là cơ hội giúp ngành cà phê tiếp cận kinh tế tuần hoàn, kinh tế trải nghiệm gắn kết tài nguyên bản địa với trải nghiệm văn hóa lịch sử địa phương. Bên cạnh đó, giúp ngành cà phê chủ động thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu, biến động thị trường và xu thế tiêu dùng. Đáng quan tâm, gần đây, có Quy định chống phá rừng châu Âu (EUDR) đã được Liên minh châu Âu thông qua. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho cà phê Buôn Ma Thuột nói riêng và ngành hàng cà phê Việt Nam nói chung, đáp ứng các yêu cầu về phát triển xanh, nhanh và bền vững. Hội nghị giao thương quốc tế - Kết nối, nâng tầm cà phê Việt Theo ông Trịnh Đức Minh - Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột: Quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu (EUDR) là chính sách mới có ảnh hưởng lên giá cà phê thế giới, do quy định này sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến ngành cà phê toàn cầu. Đối với cà phê, các nhà xuất khẩu phải đảm bảo rằng, cà phê được sản xuất từ các vùng không góp phần vào phá rừng từ sau ngày 31/12/2020. Quy định này đòi hỏi chuỗi cung ứng cà phê phải minh bạch và tuân thủ các yêu cầu giám sát mới, ảnh hưởng lớn đến các nước sản xuất cà phê quan trọng như Việt Nam, Brazil, Colombia, và Indonesia. Quy định EUDR có tác động lên nguồn cung cà phê, cụ thể là có thể hạn chế nguồn cung cà phê vào châu Âu nếu một số nhà sản xuất không thể đáp ứng yêu cầu. Các nước sản xuất cà phê, đặc biệt là những nơi có quy trình canh tác chưa bền vững hoặc không đủ năng lực giám sát, sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị từ chối nhập khẩu vào thị trường châu Âu. Sự sụt giảm nguồn cung từ những nhà sản xuất này có thể làm giá cà phê thế giới tăng, đặc biệt nếu nhu cầu cà phê ở châu Âu không giảm. Cùng với đó, làm biến động giá cà phê do xu hướng cung - cầu. Cụ thể, nếu các nhà sản xuất buộc phải chi tiêu thêm cho việc tuân thủ EUDR, các khoản chi phí này sẽ được cộng vào giá thành sản phẩm cuối cùng, dẫn đến giá bán tăng trên thị trường thế giới. Ở chiều ngược lại, nếu nhiều quốc gia sản xuất cà phê không thể đáp ứng quy định EUDR, họ có thể chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường không áp dụng quy định này như Mỹ hoặc Trung Quốc, dẫn đến sự dư thừa cung trên các thị trường này và có khả năng làm giảm giá. Tuy nhiên, hiệu ứng này phụ thuộc vào nhu cầu của các thị trường khác và khả năng thâm nhập. Ông Thái Anh Tuấn - Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Cà phê 2-9 (Simexco Đắk Lắk) Còn theo ông Thái Anh Tuấn - Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Cà phê 2-9 (Simexco Đắk Lắk), thị trường xuất khẩu cà phê chính vẫn là EU (41%), Mỹ (6%), Nhật Bản (10%), Hàn Quốc (7%) và Trung Quốc (5%). Tuy nhiên, ngành cà phê Việt đang đối mặt với những thách thức lớn từ quy định chống phá rừng của EU (EUDR), nhu cầu tiêu dùng thay đổi và xu hướng phát triển cà phê bền vững. "Niên vụ cà phê 2023 - 2024 chứng kiến biến động giá cao và nhanh nhất trong lịch sử ngành cà phê. Song song với việc người nông dân được hưởng lợi từ giá cao, cũng xảy ra tình trạng bội hợp đồng, đứt gãy nguồn cung ứng, gây rất nhiều khó khăn và rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu đã cam kết bán hàng cho khách hàng nước ngoài. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia nhập khẩu đang tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và quy trình sản xuất. Điều này tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp sản xuất cà phê chất lượng cao nhưng cũng đặt ra những thách thức đối với sản phẩm không đáp ứng tiêu chuẩn" - ông Thái Anh Tuấn chia sẻ. Bà Vanusia Nogueira - Giám đốc điều hành Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO) Trình bày tại hội nghị, bà Vanusia Nogueira - Giám đốc điều hành Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO) - cho biết: Mức tiêu thụ cà phê toàn cầu dự báo sẽ tăng từ 0,9-3,4%/năm, tương đương 8-30 triệu bao cà phê (60kg/bao). Tuy nhiên, ngành cà phê toàn cầu vẫn đối mặt với nhiều khó khăn như giá cả biến động mạnh, quỹ đất sản xuất hạn chế, tác động của biến đổi khí hậu và đặc biệt là các quy định pháp lý khắt khe như EUDR. Xây dựng các kế hoạch cụ thể để thích ứng với EUDR Ông Nguyễn Quốc Mạnh - Phó Cục trưởng Cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) - cho biết, ngành cà phê Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức và cần phải có những kế hoạch cụ thể để đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu cà phê ngày càng cao từ các nước nhập khẩu. Đặc biệt là quy định mới từ Liên minh châu Âu yêu cầu nguồn gốc cà phê không gây mất rừng và suy thái rừng. Ông Nguyễn Quốc Mạnh - Phó Cục trưởng Cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) - trình bày tại hội nghị Theo ông Nguyễn Quốc Mạnh, ngành hàng cà phê Việt Nam hiện đang sản xuất ở quy mô rất nhỏ. Diện tích nông hộ của nước ta không giống như Brazil hoặc các quốc gia khác, khi mà diện tích rừng nông hộ của họ rất lớn. Do vậy, chi phí để chứng nhận những vùng trồng quy mô nông hộ nhỏ lẻ như vậy rất lớn. Ngoài ra, hệ thống bản đồ rừng của Việt Nam cũng chưa được thống nhất giữa các tỉnh. Về vấn đề này, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ tiếp tục phối hợp với các tỉnh để hoàn thiện bản đồ hiện trạng rừng. Từ đó, có thể nhìn thấy rõ những diện tích cà phê nào đang trong vùng an toàn, có thể xuất khẩu sang châu Âu mà không gặp trở ngại gì và cả những vùng đang có nguy cơ xâm phạm vào đất rừng. Hơn 1 năm qua, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã xây dựng các kế hoạch để thích ứng với EUDR. Trong đó, việc phối hơp với các doanh nghiêp, địa phương đã được triển khai rốt ráo. Bộ đã ban hành 2 hướng dẫn tạm thời để các doanh nghiệp, địa phương triển khai, gồm: Hướng dẫn thích ứng với EUDR cho ngành hàng cà phê, cao su và Hướng dẫn thích ứng với EUDR cho ngành hàng gỗ (ban hành tháng 2/2025). Đó là tiền đề để các địa phương, doanh nghiệp tạm thời yên tâm triển khai những nội dung thích ứng với EUDR đối với ngành hàng cà phê. Ông Nguyễn Quốc Mạnh - Phó Cục trưởng Cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) Thời gian tới, Bộ Nông Nghiệp và Môi Trường sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp triển khai tốt nhất tất cả các quy định, sẵn sàng bắt đầu xuất khẩu các sản phẩm cà phê sang Châu Âu đảm bảo các quy định về EUDR từ tháng 1/2026. Ngoài ra, để gia tăng vai trò của các doanh nghiệp, ông Nguyễn Quốc Mạnh cho biết: Quy định của Liên minh châu Âu và EUDR trực tiếp liên quan đến các doanh nghiệp là chính, bởi các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm truy xuất nguồn gốc quỹ sản phẩm mình thu mua để xuất khẩu sang Liên minh châu Âu và có trách nhiệm phải giải trình nguồn gốc xuất xứ nên vai trò của doanh nghiệp rất quan trọng. Do vậy, Bộ và địa phương sẽ kết nối với nhau, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, làm sao để hai bên doanh nghiệp và người dân truy xuất được các sản phẩm rõ ràng, minh bạch và đảm bảo đầy đủ các quy định của Liên minh châu Âu. Theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa), niên vụ 2023 - 2024, tổng lượng xuất khẩu cà phê đạt khoảng 1,45 triệu tấn, kim ngạch gần 5,43 tỷ USD, giảm 12,7% về lượng nhưng tăng 33% về giá trị nhờ giá cà phê tăng cao. Giá xuất khẩu bình quân đạt mức 3.673 USD/tấn, tăng gần 50% so với niên vụ trước. Thị trường xuất khẩu chính vẫn là EU (41%), Mỹ (6%), Nhật Bản (10%), Hàn Quốc (7%) và Trung Quốc (5%). Theo Báo Công Thương
Xem thêm

Giá lúa gạo hôm nay ngày 19/4: Gạo xuất khẩu giảm nhẹ

Giá lúa gạo hôm nay ngày 19/4 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động. Thị trường lượng ít, một số mặt hàng gạo xuất khẩu giảm nhẹ, lúa chững giá. Giá lúa gạo hôm nay ngày 19/4/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không biến động nhiều. Thị trường lượng ít, lúa tươi chững giá, một số mặt hàng gạo xuất khẩu tiếp đà giảm nhẹ so với giữa tuần. Giá lúa gạo hôm nay ngày 19/4: Gạo xuất khẩu tiếp đà giảm nhẹ, lúa tươi chững giá. Ảnh: Thanh Minh. Trong đó với mặt hàng lúa, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang, hiện giá lúa OM 18 (tươi) dao động ở mốc 6.800 - 7.000 đồng/kg; giá lúa OM 380 (tươi) dao đồng ở mốc 5.900 - 6.000 đồng/kg; giá lúa OM 5451 (tươi) dao động mốc 6.200 - 6.300/kg; giá lúa Đài Thơm 8 (tươi) dao động ở mốc 6.900 - 7.000/kg; giá lúa IR 50404 (tươi) dao động ở mức 5.800 - 6.000 đồng/kg;; giá lúa Nàng Hoa 9 dao động ở mức 6.550 - 6.750 đồng/kg. Ghi nhận tại nhiều địa phương hôm nay, nguồn lúa tươi giảm dần, giao dịch mua bán chậm. Tại Long An, thương lái hỏi mua chậm, sức mua không nhiều, giá vững. Tại Trà Vinh, lúa đã vãn đồng, giá lúa ít biến động. Tại An Giang và Cần Thơ nguồn lúa còn lại ít dần, giao dịch mua bán chậm, giá ổn định. Tại Bạc Liêu, lúa thơm nhiều diện tích đã được cọc, nhu cầu hỏi mua lai rai. Tương tự với mặt hàng gạo, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang, hiện gạo nguyên liệu OM 18 dao động ở mức 10.200 - 10.400 đồng/kg; gạo nguyên liệu IR 504 dao động ở mức 7.900 - 8.050 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 380 dao động ở mức 7.700 - 7.850; gạo nguyên liệu 5451 dao động ở mức 9.600 - 9.750/kg; gạo thành phẩm OM 380 dao động ở 8.800 - 9.000 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 dao động ở 9.500 - 9.700 đồng/kg. Với phụ phẩm, giá các mặt hàng phụ phẩm dao động khoảng từ 7.400 - 9.000 đồng/kg. Hiện tấm thơm dao động ở mức 7.400 - 7.500 đồng/kg; giá cám dao động ở mức 8.000 - 9.000 đồng/kg. Ghi nhận tại các địa phương hôm nay, lượng ít, giao dịch mua bán chậm, giá bình ổn. Tại An Giang, giao dịch gạo bình ổn, gạo nguyên liệu trắng các loại vững giá. Tại Lấp Vò (Đồng Tháp), nguồn ít, giá vững. Kênh chợ Sa Đéc (Đồng Tháp), lượng về ít, các kho vẫn mua chậm, giá bình ổn. Tại An Cư (Cái Bè, Tiền Giang), về lượng lai rai, kho chợ giao dịch chậm, giá vững. Tại các chợ lẻ, giá gạo các loại đứng giá so với hôm qua. Hiện gạo Nàng Nhen có giá niêm yết cao nhất 28.000 đồng/kg; gạo thường dao động ở mốc 15.500 - 16.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài dao động ở mức 20.000 - 22.000 đồng/kg; gạo Hương Lài 22.000 đồng/kg; gạo thơm Jasmine dao động ở mức 18.000 - 20.000 đồng/kg; gạo Nàng hoa ở mốc 22.000 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 21.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng ở mốc 17.000 đồng/kg; gạo Sóc thường dao động ở mốc 18.000 đồng/kg; gạo Sóc Thái giá 21.000 đồng/kg; gạo Nhật giá 22.000 đồng/kg. Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam hôm nay giảm nhẹ so với giữa tuần. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), hiện gạo tiêu chuẩn 5% ở mức 394 USD/tấn (giảm 2 USD/tấn); gạo 25% tấm ở mức 367 USD/tấn (giảm 1 USD/tấn); gạo 100% tấm ở mức 317 USD/tấn. Bảng giá lúa gạo hôm nay ngày 19/4/2025 Chủng loại lúa/gạo Đơn vị tính Giá mua của thương lái (đồng) Tăng/giảm so với hôm qua (đồng) Đài thơm 8 Kg 6.900 - 7.000 - OM 18 Kg 6.800 - 7.000 - IR 504 Kg 5.800 - 6.000 - OM 5451 Kg 6.200 - 6.300 - Nàng Hoa 9 Kg 6.550 - 6.750 - OM 380 Kg 5.900 - 6.000 - Gạo nguyên liệu IR 504 Kg 7.900 - 8.050 - Gạo TP 504 Kg 9.500 - 9.700 - Gạo nguyên liệu OM 380 kg 7.750 - 7.850 - Gạo TP OM 380 kg 7.800 -7.900 - Gạo nguyên liệu OM 18 kg 10.200 - 10.400 - Gạo NL 5451 kg 9.600 - 9.750 - * Thông tin mang tính tham khảo
Xem thêm

Thu ngân sách từ xuất nhập khẩu qua địa bàn Cao Bằng tăng 133%

Thống kê từ Chi cục Hải quan khu vực VI cho thấy, từ ngày 1/1 đến hết 31/3/2025, số thu ngân sách nhà nước (NSNN) từ hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa tại địa bàn tỉnh Cao Bằng tăng 133% so với cùng kỳ năm 2024. Quý I/2025, tổng kim ngạch hàng hóa XNK của tất cả loại hình qua địa bàn tỉnh Cao Bằng đạt 229,4 triệu USD. Riêng kim ngạch hàng hóa mở tờ khai trực tiếp tại cơ quan Hải quan trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đạt 175,6 triệu USD, tăng 28% so với cùng kỳ. Trong đó, kim ngạch NK đạt 89,6 triệu USD, tăng 131,2%; kim ngạch XK đạt 86 triệu USD, giảm 12,7% so với cùng kỳ năm 2024. Trao đổi với Tạp chí Kinh tế- Tài chính, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VI Nguyễn Văn Hoàn cho biết, nhằm hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN từ hoạt động XNK trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đạt 690 tỷ đồng (chỉ tiêu pháp lệnh) và phấn đấu thu đạt 1.200 tỷ đồng, Chi cục đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để thực hiện chỉ tiêu thu ngay từ đầu năm. Đại diện doanh nghiệp nêu khó khăn vướng mắc và đưa ra đề xuất, kiến nghị tại Hội nghị đối thoại hải quan - DN năm 2025 do Chi cục Hải quan khu vực VI tổ chức ngày 15/4/2025 tại tỉnh Cao Bằng. Theo đó, trong quý I/2025, số thu NSNN từ hoạt động XNK hàng hóa tại địa bàn tỉnh Cao Bằng đạt 576,6 tỷ đồng, bằng 83,5% chỉ tiêu pháp lệnh, bằng 48,05% chỉ tiêu phấn đấu và tăng 133% so với cùng kỳ năm 2024. Đánh giá nguyên nhân tăng thu, theo ông Nguyễn Văn Hoàn, số thu NSNN tăng do kim ngạch NK của các mặt hàng có thuế tăng cao như: mặt hàng tinh quặng niken XK và mặt hàng ô tô NK tăng cao dẫn đến số thu NSNN trong quý I tăng cao so với cùng kỳ năm 2024. Ông Nguyễn Văn Hoàn cho biết thêm, kết quả trên là sự ghi nhận nỗ lực của tập thể cán bộ công chức thuộc Chi cục Hải quan khu vực VI sau khi triển khai việc xây dựng, sắp xếp tổ chức bộ máy bảo đảm tiến độ, chất lượng theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, Cục Hải quan. Trong đó phải kể đến nỗ lực vượt bậc của tập thể cán bộ công chức làm việc tại Cục Hải quan Cao Bằng (trước khi sáp nhập). Đặc biệt, sau khi tổ chức bộ máy mới chính thức đi vào hoạt động, Chi cục Hải quan khu vực VI nói chung và các đơn vị hải quan cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng nói riêng đã thúc đẩy mạnh mẽ công tác cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí và được cộng đồng doanh nghiệp (DN) đánh giá cao. Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Hoàng Xuân Ánh và Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VI Nguyễn Văn Hoàn tặng Bằng khen cho các DN có đóng góp tích cực trong công tác nộp NSNN trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tại hội nghị đối thoại hải quan- DN diễn ra ngày 15/4/2025 tại tỉnh Cao Bằng, đại diện nhiều DN đề xuất, kiến nghị tháo gỡ một số vướng mắc phát sinh trong quá trình kê khai thông tin hàng hóa XNK trên nền tảng cửa khẩu số. Đồng thời, kiến nghị cần có sự thống nhất trong công tác thu phí hạ tầng xe NK nguyên chiếc trên địa bàn 2 tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng. Đáng chú ý, các DN nêu nguyện vọng các cơ quan chức năng của tỉnh Cao Bằng chủ động trao đổi với phía Trung Quốc duy trì làm thủ tục vào ngày thứ 7, Chủ nhật để hàng hóa sớm thông quan, không bị ách tắc… Phát biểu tại hội nghị đối thoại Hải quan – DN quý I/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Hoàng Xuân Ánh yêu cầu, trên tinh thần cải cách, đồng hành cùng DN, Chi cục Hải quan khu vực VI và các cơ quan chức năng tiếp tục có những giải pháp nâng cao mức độ hiệu lực, hiệu quả đối với quản lý, kiểm tra, giám sát hàng hóa XNK; nâng cao năng lực thông quan, giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh, tạo điều kiện thuận lợi tối đa trong lĩnh vực hải quan, nhằm thu hút các DN mới tham gia vào hoạt động XNK, XNC qua địa bàn tỉnh Cao Bằng. Ông Nguyễn Văn Hoàn khẳng định, Chi cục Hải quan khu vực VI sẽ tiếp tục đồng hành cùng các DN, đặc biệt là các DN có hoạt động XNK qua địa bàn tỉnh Cao Bằng thúc đẩy phát triển giao thương XNK; xây dựng cơ chế chính sách về XNK hàng hóa sát thực, phù hợp với thực tiễn để thực hiện thông quan hàng hóa XNK nhanh gọn, thuận tiện, giảm chi phí, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Xem thêm

"Bệ phóng" cho xuất nhập khẩu qua cảng biển Hải Phòng

Loạt bến cảng hiện đại liên tiếp được đưa vào khai thác gần đây tại khu vực cảng biển Hải Phòng được kỳ vọng sẽ tạo "bệ phóng" để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn. Tàu MSC MAKALU III cập Cảng Quốc tế TIL Cảng Hải Phòng ngày 16/4/2025. Ảnh: Công ty CP cảng Hải Phòng. Những bến cảng hiện đại, tầm vóc quốc tế Ngày 16/4, tàu MSC MAKALU III – chuyến tàu thương mại đầu tiên thuộc tuyến dịch vụ Orchid của Hãng tàu MSC đã cập bến tại cầu số 3, 4 của cảng quốc tế TIL cảng Hải Phòng (HTIT), nằm ở khu cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện. Cảng HTIT là liên doanh giữa Công ty CP cảng Hải Phòng và Công ty Terminal Investment Limited Sự kiện này đánh dấu mốc quan trọng trong việc chính thức đưa cảng container quốc tế mới này vào khai thác, góp phần nâng cao năng lực thông quan hàng hóa và vị thế logistics của Hải Phòng trên bản đồ hàng hải khu vực và quốc tế. Tàu MSC MAKALU III có chiều dài 210 mét, trọng tải 38.629 tấn, mang theo 484 container hàng nhập khẩu, tương đương 829 TEU (1 TEU = 1 container 20 feet). Việc tiếp nhận thành công chuyến tàu này không chỉ đánh dấu bước khởi đầu cho hoạt động khai thác thương mại tại Cảng mà còn khẳng định năng lực tiếp nhận tàu trọng tải lớn của cảng, thể hiện sự sẵn sàng của HTIT trong việc tham gia sâu vào chuỗi cung ứng hàng hải toàn cầu. Việc hãng tàu hàng đầu thế giới như MSC lựa chọn HTIT để thử nghiệm chuyến tàu đầu tiên thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với cơ sở hạ tầng, dịch vụ và năng lực khai thác của Công ty CP cảng Hải Phòng. Toàn cảnh cảng container quốc tế Hateco Hải Phòng. Ảnh: Tập đoàn Hateco. Trước đó, ngày 5/4/2025, cũng tại khu cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện, Tập đoàn Hateco đã chính thức công bố hoạt động của cảng container quốc tế Hateco Hải Phòng (HHIT) với bến số 5 và số 6. Như vậy, đến nay, khu cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện đã có 6 bến cảng hoàn thành. Trước đó, bến số 1, số 2 thuộc Công ty TNHH cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng (TC-HICT) đã đi vào khai thác từ năm 2018 Là một trong hai cảng cửa ngõ quốc tế của Việt Nam (cùng với khu vực cảng Cái Mép – Thị Vải, Bà Rịa – Vũng Tàu), nên việc thúc đẩy đầu tư các bến cảng hiện đại tại Lạch Huyện sẽ tạo bệ phóng cho xuất nhập khẩu hàng hóa trực tiếp từ Việt Nam đến các nền kinh tế hàng đầu thế giới, nhất là thị trường Mỹ. Cơ hội nâng cao vai trò của cơ quan Hải quan Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực III (đơn vị quản lý địa bàn Hải Phòng) Trần Mạnh Cường chia sẻ, hiện nay, TP Hải Phòng và cộng đồng doanh nghiệp đang đầu tư phát triển mạnh mẽ ở khu vực cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện, với tiêu chí cảng thông minh, cảng xanh. Nhiều bến cảng đã được đưa vào khai thác với năng lực tiếp nhận tàu có tải trọng lên đến 160.000 tấn và đi thẳng đến bờ Tây nước Mỹ, do các tập đoàn hàng đầu đầu tư như: Công ty Tân cảng Sài Gòn, Công ty CP cảng Hải Phòng, Công ty Hateco… Cùng với đó, nhà ga T2 (sân bay quốc tế Cát Bi); các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc là Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai và tuyến Hải Phòng - Móng Cái (Quảng Ninh) đã và đang được khẩn trương xây dựng và nghiên cứu triển khai. Mặt khác, Khu phi thuế quan – Logistics và công nghiệp Lạch Huyện do Công ty CP Đầu tư Xuân Cầu – Lạch Huyện đầu tư với tổng diện tích lên đến 752 ha cũng là động lực quan trọng để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn. “Sự phát triển mạnh mẽ nêu trên sẽ đặt ra khối lượng công việc rất lớn đối với Chi cục Hải quan khu vực III. Đây cũng chính là cơ hội để đơn vị khẳng định được vai trò và tầm quan trọng trong việc đóng góp xứng đáng vào sự phát triển chung của ngành Hải quan và TP Hải Phòng, cũng như cả nước”, Chi cục trưởng Trần Mạnh Cường nhấn mạnh. Trước sự phát triển mạnh mẽ trên địa bàn quản lý, Chi cục Hải quan khu vực III đang tiếp tục đẩy mạnh hoạt động cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan, phát triển quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp… để tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp. Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, cảng biển Hải Phòng và cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu được phân loại là cảng biển loại đặc biệt. Tại cảng Hải Phòng, khu bến Lạch Huyện có chức năng là cảng cửa ngõ kết hợp trung chuyển quốc tế; có các bến container, tổng hợp, hàng rời, hàng lỏng/khí, bến cảng khách quốc tế, bến công vụ, bến cho các phương tiện thủy nội địa.
Xem thêm

Giá vàng hôm nay 19/04/2025: Neo ở mức cao kỷ lục

Giá vàng hôm nay 19/04/2025; giá vàng trong nước và thế giới mới nhất; biến động giá vàng SJC, 9999, 24k, 18k của PNJ, DOJI trong ngày; dự báo giá vàng. Giá vàng hôm nay 19/04/2025: Giá vàng thế giới đảo chiều giảm xuống mức 3,326 USD/ounce do nhà đầu tư chốt lời khi giá tăng neo ở mức kỷ lục. Trong nước, giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng lên đỉnh cao mới, cán mốc 120 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn SJC giao dịch ở mức 117 triệu đồng/lượng. Giá vàng hôm nay 19/04/2025 Tại thời điểm khảo sát lúc 4h30 ngày 19/04/2025, giá vàng được một số doanh nghiệp niêm yết cụ thể như sau: Tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) và Tập đoàn DOJI giao dịch vàng miếng SJC ở ngưỡng 117 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 120 triệu đồng/lượng, tăng 1,5 triệu đồng/lượng chiều mua vào và giảm 2 triệu đồng/lượng chiều bán ra, so với phiên hôm trước. Chênh lệch giá mua - bán hiện cũng ở mức 3 triệu đồng/lượng. Tương tự, tại Bảo Tín Minh Châu mức giá mua vào đạt 117 triệu đồng/lượng, tăng 1,5 triệu đồng/lượng chiều mua vào và tăng 2 triệu đồng/lượng chiều bán ra, so với phiên hôm trước. Còn tại Công ty Vàng bạc đá quý Mi Hồng, giá vàng Mi Hồng thời điểm khảo sát niêm yết giá vàng SJC ở mức 115 triệu đồng/lượng, bán ra 119 triệu đồng/lượng - giảm tới 2 triệu đồng so với phiên giao dịch sáng ngày 17/4. Chênh lệch giữa giá mua và bán là 4 triệu đồng. Tương tự, giá vàng nhẫn và vàng trang sức 99,99 cũng được Mi Hồng điều chỉnh giảm 2 triệu đồng/lượng, xuống còn 111,5 triệu đồng/lượng mua vào, 115 triệu đồng/lượng bán ra. Giá vàng hôm nay 19/04/2025. Ảnh P.C Bảng giá vàng hôm nay 19/04/2025 mới nhất như sau: Giá vàng hôm nay Ngày 19/04/2025 (Triệu đồng) Chênh lệch (nghìn đồng/lượng) Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra SJC tại Hà Nội 117 120 +1500 +2000 Tập đoàn DOJI 117 120 +1500 +2000 Mi Hồng 115 119 -2000 -2000 PNJ 117 120 +1500 +2000 Vietinbank Gold   118   +2500 Bảo Tín Minh Châu 117 120 +1500 +2000 Phú Quý 116 119 +1500 +2000 1. DOJI - Cập nhật: 18/04/2025 10:32 - Thời gian website nguồn cung cấp - ▼/▲ So với ngày hôm qua. Loại Mua vào Bán ra AVPL/SJC HN 117,000 120,000 AVPL/SJC HCM 117,000 120,000 AVPL/SJC ĐN 117,000 120,000 Nguyên liêu 9999 - HN 11,480 11,760 Nguyên liêu 999 - HN 11,470 11,750 2. PNJ - Cập nhật: 01/01/1970 08:00 - Thời gian website nguồn cung cấp - ▼/▲ So với ngày hôm qua. Loại Mua vào Bán ra TPHCM - PNJ 114.000 117.000 TPHCM - SJC 117.000 120.000 Hà Nội - PNJ 114.000 117.000 Hà Nội - SJC 117.000 120.000 Đà Nẵng - PNJ 114.000 117.000 Đà Nẵng - SJC 117.000 120.000 Miền Tây - PNJ 114.000 117.000 Miền Tây - SJC 117.000 120.000 Giá vàng nữ trang - PNJ 114.000 117.000 Giá vàng nữ trang - SJC 117.000 120.000 Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 114.000 Giá vàng nữ trang - SJC 117.000 120.000 Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 114.000 Giá vàng nữ trang - Vàng Kim Bảo 999.9 114.000 117.000 Giá vàng nữ trang - Vàng Phúc Lộc Tài 999.9 114.000 117.000 Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 113.500 116.000 Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 113.380 115.880 Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 9920 112.670 115.170 Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 112.440 114.940 Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 79.650 87.150 Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 60.510 68.010 Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 40.910 48.410 Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 103.860 106.360 Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 63.410 70.910 Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 68.050 75.550 Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 71.530 79.030 Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 36.150 43.650 Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 30.930 38.430 3. AJC - Cập nhật: 18/04/2025 00:00 - Thời gian website nguồn cung cấp - ▼/▲ So với ngày hôm qua. Loại Mua vào Bán ra Trang sức 99.99 11,320 11,840 Trang sức 99.9 11,310 11,830 NL 99.99 11,320   Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 11,320   N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 11,550 11,850 N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 11,550 11,850 N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 11,550 11,850 Miếng SJC Thái Bình 11,700 12,000 Miếng SJC Nghệ An 11,700 12,000 Miếng SJC Hà Nội 11,700 12,000 Giá vàng thế giới hôm nay 19/04/2025 và biểu đồ biến động giá vàng thế giới 24h qua Theo Kitco, giá vàng thế giới ghi nhận lúc 4h30 hôm nay theo giờ Việt Nam giao ngay ở mức 3,326.63 USD/ounce. Giá vàng hôm nay tăng 1,08% so với hôm qua. Quy đổi theo tỷ giá USD trên thị trường tự do (26.370 VND/USD), vàng thế giới có giá khoảng 105,7 triệu đồng/lượng (chưa tính thuế, phí). Như vậy, giá vàng miếng SJC đang cao hơn giá vàng quốc tế là 14,3 triệu đồng/lượng. Diễn biến giá vàng thế giới trong 24h qua. Theo một báo cáo mới từ Citi Research, giá vàng thế giới đang được dự đoán sẽ tăng mạnh. Các chuyên gia cho rằng trong vòng ba tháng tới, giá vàng có thể đạt mức 3.500 USD cho mỗi ounce, cao hơn so với dự đoán trước đó là 3.200 USD. Lý do chính là vì ngày càng nhiều người, đặc biệt là các công ty bảo hiểm ở Trung Quốc, đang mua vàng. Ngoài ra, khi thế giới đối mặt với nhiều bất ổn, như các chính sách thuế mới, vàng được xem như một tài sản trú ẩn an toàn. Hiện nay, thế giới đang thiếu hụt vàng vật chất, một tình huống rất hiếm gặp. Điều này có nghĩa là không có đủ vàng để đáp ứng nhu cầu, khiến giá vàng phải tăng lên để khuyến khích những người đang giữ vàng bán ra. Theo Citi, trong quý hai năm 2025, nhu cầu sử dụng vàng cho đầu tư và công nghiệp có thể vượt xa lượng vàng mà các mỏ khai thác được, đạt mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cách đây nhiều năm. Các ngân hàng trung ương, đặc biệt ở các nước như Trung Quốc, đang tích cực mua vàng để bảo vệ tài sản. Không chỉ vậy, nhiều nhà đầu tư cá nhân cũng đang đổ tiền vào vàng thông qua các quỹ đầu tư hoặc mua trực tiếp trên thị trường. Họ lo lắng vì kinh tế toàn cầu và Mỹ đang tăng trưởng chậm lại. Đặc biệt, Trung Quốc gần đây đã cho phép mười công ty bảo hiểm dùng một phần tiền của mình để mua vàng. Quyết định này có thể tạo ra một lượng nhu cầu lớn, tương đương với khoảng một phần tư lượng vàng mà các ngân hàng trung ương trên thế giới mua mỗi năm. Ngoài ra, Trung Quốc còn tăng lượng vàng nhập khẩu bằng cách tận dụng giá vàng thấp hơn sau các thông báo về thuế từ Mỹ. Điều này được kỳ vọng sẽ khiến lượng vàng nhập vào Trung Quốc tăng mạnh trong vài tháng tới. Với tình trạng vàng khan hiếm và nhu cầu ngày càng cao, Citi đã điều chỉnh dự báo giá vàng trung bình trong quý hai năm 2025 lên 3.250 USD cho mỗi ounce, từ mức 3.100 USD trước đó.
Xem thêm

Mở rộng xuất khẩu: Doanh nghiệp nhỏ và vừa mong muốn gì?

Với năng lực tài chính, nhân lực hạn chế, doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tham gia 'sân chơi' xuất nhập khẩu toàn cầu. Đối mặt nhiều thách thức Doanh nghiệp nhỏ và vừa là lực lượng quan trọng, đang đóng góp lớn vào thương mại của nền kinh tế. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp nhỏ và vừa nhìn chung năng lực còn nhiều hạn chế nên gặp khó khăn và thách thức khi tham gia vào "sân chơi" xuất khẩu toàn cầu. Với kinh nghiệm 10 năm xuất khẩu, ông Phí Văn Lượng - Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Công nghiệp Đại Á - cho hay, Đại Á chuyên sản xuất hạt nhựa để cung cấp cho doanh nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, điện lạnh, đồ gia dụng. Công ty hiện xuất khẩu sang 48 quốc gia và vùng lãnh thổ, năm 2025, Đại Á dự kiến tiếp cận thị trường Thổ Nhỹ Kỳ. Doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp nhiều thách thức trong xuất khẩu hàng hoá ra toàn cầu. Ảnh minh hoạ “Là doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa tham gia vào thị trường xuất khẩu có rất nhiều thách thức, cạnh tranh không chỉ với doanh nghiệp trong nước mà còn với cả doanh nghiệp nước ngoài”, ông Phí Văn Lượng cho hay. Tuy nhiên, theo Giám đốc điều hành Công ty CP Công nghiệp Đại Á, thách thức lớn nhất của doanh nghiệp nhỏ và vừa là tranh chấp thương mại. Doanh nghiệp nhỏ và vừa thường không có bộ phận pháp lý chuyên trách, dẫn đến không hiểu được luật pháp của nước xuất khẩu đến. Từ thực tế của doanh nghiệp, ông Phí Văn Lượng thông tin, công ty đang vướng một vụ tranh chấp thương mại với đối tác Trung Quốc. Sau 2 năm đi kiện, hiện toà án đã phong toả tài khoản của đối tác để trả tiền cho Đại Á. “Đó là thị trường Trung Quốc với hệ thống pháp luật khá minh bạch nhưng sang đến những thị trường khác như Ấn Độ, Bangladesh…, quả là khó khăn cho doanh nghiệp trong tranh chấp thương mại”, ông Phí Văn Lượng cho hay. Nhìn nhận những cơ hội và thách thức của doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng toàn cầu từ góc độ logistics, ông Lê Nguyên Lương- Phó Giám đốc Công ty SME Logistics Quảng Ninh - bày tỏ: Khi thị trường xuất khẩu cạnh tranh gay gắt, các nhà cung cấp quá gần nhau thì logistics là yếu tố quyết định thành bại, nhưng điều này thị trường trong nước chưa được chú trọng đúng mức. Doanh nghiệp xuất khẩu vẫn than chi phí logistics quá cao, Chính phủ cũng đã yêu cầu phải giảm chi phí này từ 18-20% xuống còn 10%. Tuy nhiên, để làm điều này, doanh nghiệp logistics thuần Việt vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ đủ mạnh. Chi phí logictics cao một phần do doanh nghiệp Việt không tự chủ về hạ tầng mà để cho doanh nghiệp FDI sở hữu tương đối lớn hạ tầng logistics ngay tại Việt Nam. Điều này dẫn đến chi phí logistics không phải do doanh nghiệp nội quyết định mà do doanh nghiệp nước ngoài quyết định. Thêm một điều nữa, mô hình logistics truyền thống hiện tại không còn phát huy được vai trò, nhiều doanh nghiệp sử dụng sàn thương mại điện tử là kênh tiêu thụ chính nhưng chính sách về thương mại điện tử hiện chưa đầy đủ dẫn đến việc triển khai các luồng hàng và tận dụng được các thế mạnh mới về logictics thông qua kênh này chưa làm được. Theo đại diện SME Logistics Quảng Ninh, không chỉ doanh nghiệp trong nước mà cả doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cũng vướng và chưa có giải pháp hữu hiệu. Đề xuất cụ thể Cũng theo ông Lê Nguyên Lương, có thể trong thời gian tới, chính sách thuế của Mỹ với các đối tác sẽ thay đổi. Trung Quốc - đối tượng được dự báo sẽ chịu mức thuế nặng nề nhất từ Mỹ - đang tìm nước thứ 3, địa điểm sản xuất mới, trong đó, hướng tới khu vực Trung Đông. “Do đó, rất mong các thương vụ ở khu vực Trung Đông cân nhắc vấn đề này và có cảnh báo khi chuỗi cung ứng có sự dịch chuyển”, đại diện Đại Á cho hay. Giúp doanh nghiệp nội địa sở hữu hạ tầng logistics sẽ hỗ trợ giảm đáng kể chi phí vận chuyển cho doanh nghiệp xuất khẩu. Ảnh: Long An IP Các nước xung quanh như Lào, Myanmar cũng cạnh tranh quyết liệt về logistics với Việt Nam, thậm chí đầu tư cả đường sắt qua Trung Quốc để vận chuyển hàng hoá thẳng qua Thái Lan. Tuy nhiên, Việt Nam có địa thế cực kỳ thuận lợi và số km đường biển vẫn có thể phát huy, đây là lợi thế cực lớn nếu chúng ta có thể thay đổi được sở hữu về hạ tầng. Hiện tại trong nước đang đẩy nhanh tốc độ hoàn thiện hạ tầng cảng biển, đây là tin mừng, tuy nhiên để chạy đua kịp với tốc độ phát triển của logictics thì cần phải khẩn trương hơn nữa. Sàn thương mại điện tử chính thống và phổ biến hiện tại có mức chiết khấu với hàng hoá là thu phí rất cao dẫn đến lợi nhuận của doanh nghiệp Việt Nam bị giảm. Nếu Việt Nam có thể kết nối, mở thêm các sàn và xây dựng sàn thương mại điện tử thuần Việt, trên cơ sở đó, sử dụng thế mạnh của các công ty logistics nội địa thì tỷ lệ lợi nhuận giữa doanh nghiệp bán hàng và logistics sẽ lớn hơn, người tiêu dùng cũng được sử dụng hàng hoá và dịch vụ có giá thành hợp lý hơn. Các thị trường nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đều đòi hỏi tiêu chuẩn cao về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, logistics không ngoại lệ, ngoài năng lượng xanh, còn có tiêu chí rất khó về nhân lực sạch. Theo đó, doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics phải có chứng chỉ chống khủng bố, không sử dụng nhân lực dưới 18 tuổi với các yếu tố cưỡng bức, bóc lột, tăng ca ngoài giờ quá nhiều. “Tất cả các vấn đề này phải có chứng chỉ của các cơ quan được uỷ quyền để công bố, chỉ khi có các chứng chỉ này doanh nghiệp mới có thể nằm trong danh sách nhà thầu được cung cấp dịch vụ”, ông Lê Nguyên Lương thông tin. Đồng thời đề xuất, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài mở rộng lĩnh vực hoạt động sang cả logistics nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đạt các chứng chỉ để bước ra sân chơi toàn cầu. Nói về cơ chế hợp tác giữa cơ quan đại diện và doanh nghiệp trong nước, theo Phó Giám đốc Công ty SME Logistics Quảng Ninh, không nên có một cổng thông tin mà mỗi bộ phận của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có một cổng riêng, trong đó, phân nhóm rõ ràng để các chuyên gia của Việt Nam có thể hỗ trợ cung cấp thông tin thay vì chỉ có thể thuê luật sư nước ngoài. Thông qua cổng thông tin này, cơ quan đại diện cũng có thể thẩm định bước đầu “uy tín” của doanh nghiệp Việt khi đề xuất hỗ trợ. Về thách thức phòng vệ thương mại, ông Phí Văn Lượng bày tỏ, cơ quan đại diện nước ngoài có định hướng hoặc có gợi ý cho từng thị trường để doanh nghiệp thông qua đó có thể lường trước được rủi ro về thương mại. "Điều này rất quan trọng vì với mỗi doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ 1-2 lô hàng không được thanh toán, có thể phá sản hoặc lâm vào tình trạng khủng hoảng”, Giám đốc điều hành Công ty CP Công nghiệp Đại Á mong muốn. Xuất nhập khẩu luôn là "sân chơi" khó và luôn tiềm ẩn nhiều thách thức. Để tham gia vào cuộc chơi này, theo các chuyên gia, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ thông tin thị trường, văn hoá tiêu dùng, văn hoá kinh doanh và cả những mặt hàng cạnh tranh đang hiện diện trên thị trường. Từ đó, nhìn nhận điểm mạnh, điểm yếu và đưa ra những chiến lược phù hợp. Theo Báo Công Thương
Xem thêm

Tin thuế quan 17/4: Thị trường Hoa Kỳ vẫn 'hút' nhà đầu tư Nhật Bản

Thị trường Hoa Kỳ vẫn hút các nhà đầu tư Nhật Bản; Lucid Motors tự tin "chuyển mình" trước biến động thuế quan...là những tin có trong tin thuế quan ngày 17/4. Canada miễn thuế tạm thời một số mặt hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ Chính phủ Canada vừa công bố hôm thứ Ba về biện pháp miễn thuế tạm thời cho một số mặt hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ, bao gồm ô tô, các sản phẩm thuộc ngành thực phẩm, chăm sóc sức khỏe và an ninh công cộng. Cụ thể, các nhà sản xuất ô tô có trụ sở tại Canada sẽ được phép nhập khẩu xe lắp ráp tại Hoa Kỳ mà không bị áp thuế đối ứng, với điều kiện họ tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất, tuyển dụng và đầu tư trong nước. Nhân viên làm việc trên dây chuyền lắp ráp xe điện CAMI EV của đơn vị Brightdrop thuộc hãng sản xuất ô tô General Motors (GM), nhà máy sản xuất xe điện quy mô lớn đầu tiên của Canada, tại Ingersoll, Ontario, Canada vào ngày 5 tháng 12 năm 2022. Ảnh: Carlos Osorio Bộ Tài chính Canada cũng cho biết, sẽ áp dụng thời gian miễn thuế kéo dài sáu tháng cho các mặt hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ được sử dụng trong sản xuất, chế biến và đóng gói thực phẩm, đồ uống và các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe cộng đồng và an toàn quốc gia. Đây được xem là một bước đi linh hoạt, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp duy trì hoạt động ổn định. Đồng thời, thể hiện thiện chí của Canada trong việc cân bằng lợi ích kinh tế với mục tiêu bảo vệ sản xuất trong nước. Lucid Motors tự tin "chuyển mình" trước biến động thuế quan Mới đây, Lucid Motors cho biết, hãng đang đi đúng tiến độ để ra mắt mẫu SUV điện cỡ trung mới vào năm 2026, với mức giá dự kiến khoảng 50.000 USD. Đây là bước đi chiến lược nhằm mở rộng thị phần trong phân khúc SUV điện đang phát triển nhanh chóng, hiện do Tesla Model Y dẫn đầu. Phó Chủ tịch cấp cao Derek Jenkins khẳng định: “Dù có nhiều biến động toàn cầu, hiện tại, chúng tôi vẫn giữ đúng hướng triển khai.” Lucid cũng nhấn mạnh hãng không bị tác động nghiêm trọng bởi chính sách thuế mới của Mỹ. Trái lại, công ty đang đẩy mạnh việc nội địa hóa chuỗi cung ứng bằng cách ký thỏa thuận dài hạn với các nhà cung cấp pin và than chì tại Hoa Kỳ. Theo Giám đốc điều hành tạm quyền Marc Winterhoff: “Chúng tôi đã ký xong các hợp đồng, nhà máy tại Hoa Kỳ cũng đang được xây dựng, việc chuyển đổi sẽ diễn ra trong tương lai gần". Với chiến lược mở rộng hợp lý, năng lực công nghệ mạnh mẽ và sự hậu thuẫn từ Quỹ đầu tư công Saudi Arabia (PIF), Lucid đang khẳng định vị thế trong cuộc đua xe điện toàn cầu. Thị trường Hoa Kỳ vẫn có lực hút với nhà đầu tư Nhật Bản Cố vấn kinh tế cấp cao của Thủ tướng Nhật Bản, ông Takeshi Niinami, khẳng định Tokyo có “nhiều hình thức” để sử dụng trong đàm phán thuế với Hoa Kỳ, đặc biệt trước chuyến thăm kéo dài ba ngày của Trưởng đoàn đàm phán Ryosei Akazawa tới Washington để gặp Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent và Đại diện Thương mại Jamieson Greer. Ông Takeshi Niinami, Tổng giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Suntory Holdings tại Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, vào ngày 24/1/2025. Ảnh: Getty Images Ông Niinami hiện là Chủ tịch kiêm CEO của Tập đoàn đồ uống Suntory bày tỏ sự "lạc quan thận trọng". Đồng thời, nhấn mạnh vai trò quan trọng của Nhật Bản trong nền kinh tế Hoa Kỳ là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất, đang nắm giữ khoảng 1.100 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ. Ông cho biết, Tokyo sẽ tiếp tục nắm giữ lượng lớn trái phiếu này. Một yếu tố khác được đề cập là việc Nhật tăng cường mua sắm thiết bị quân sự Hoa Kỳ khi nước này đang đẩy mạnh chi tiêu quốc phòng lên 2% GDP. Ông Niinami cho rằng, năng suất cao của nền kinh tế Hoa Kỳ khiến đây là thị trường hấp dẫn. “Chúng tôi vẫn muốn tiếp tục đầu tư vào Hoa Kỳ", ông kết luận. Theo Báo Công Thương
Xem thêm

Giá nhà ở Canada có thể đạt mức cao mới vào năm 2026

Giá nhà ở Canada có thể đạt mức đỉnh tương tự như năm 2022 vào năm tới và đạt mức cao mới vào năm 2026. Số lượng nhà cho thuê tại Canada tăng trong năm 2023 - Ảnh minh họa: besthomesbc.com Theo báo cáo về triển vọng thị trường nhà ở mới nhất của Tập đoàn Nhà ở và Thế chấp (CMHC) của Canada, giá nhà có thể đạt mức đỉnh tương tự như năm 2022 vào năm tới và đạt mức cao mới vào năm 2026. Số lượng nhà cho thuê trên thị trường tăng trong năm 2023, nguồn cung được dự báo không theo kịp nhu cầu, dẫn đến giá thuê cao hơn và tỉ lệ nhà trống thấp hơn trong những năm tới. Chuyên gia kinh tế trưởng Bob Dugan của CMHC cho biết các điều kiện tài chính không thuận lợi sẽ khiến các công ty xây dựng nhà gặp khó khăn hơn, trong việc bắt đầu các dự án cho thuê mới vào năm 2024. Nhưng đến năm 2025-2026, lãi suất sẽ thấp, sự hỗ trợ liên tục của chính phủ và các chính sách khuyến khích mật độ dân số cao ở các trung tâm đô thị sẽ khiến nhiều dự án trở nên khả thi hơn. Theo CMHC, trong ba năm tới, lãi suất thế chấp giảm và tốc độ tăng dân số mạnh nhất của đất nước kể từ những năm 1950 có thể sẽ thúc đẩy doanh số bán và giá nhà phục hồi. Tính đến cuối năm 2023, doanh số bán nhà đã giảm khoảng 1/3 so với mức đỉnh điểm vào đầu năm 2021. Khi lãi suất thế chấp và sự không chắc chắn về kinh tế giảm vào nửa cuối năm 2024, người mua sẽ bắt đầu quay trở lại thị trường. Sự trỗi dậy này cũng sẽ được thúc đẩy bởi sự thay đổi nhu cầu đối với những ngôi nhà và giá thấp hơn trên thị trường khắp Canada. CMHC dự đoán hoạt động bán hàng từ năm 2025 - 2026 sẽ vượt qua mức trung bình 10 năm qua một chút, nhưng vẫn ở dưới mức kỷ lục được ghi nhận từ năm 2020 đến năm 2021, do giá nhà ở vẫn còn đắt đỏ. Số lượng nhà mới xây ở Canada dự kiến sẽ giảm trong năm nay, trước khi phục hồi vào năm 2025 và 2026, phản ánh tác động trễ của lãi suất cao hơn đối với hoạt động xây dựng mới. Một báo cáo tuần trước của cơ quan này cho thấy 137.915 căn hộ mới đã được khởi công xây dựng trong năm 2023 trên sáu thành phố lớn nhất của Canada, gần tương đương với mức của ba năm qua.
Xem thêm

THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG

Việt Nam - Trung Quốc thống nhất mở rộng hợp tác chuỗi cung ứng, sản xuất, công nghệ cao

Việt Nam - Trung Quốc thống nhất mở rộng hợp tác chuỗi cung ứng, sản xuất, công nghệ cao (5G, AI, IoT, bán dẫn), phát triển xanh và chuyển giao công nghệ... Củng cố quan hệ hữu nghị chiến lược Việt - Trung Chiều 14/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiến hành hội đàm chính thức với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình. Cuộc hội đàm diễn ra ngay sau Lễ đón chính thức, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của nhà lãnh đạo Trung Quốc, đúng dịp “Năm giao lưu nhân văn Việt Nam - Trung Quốc” và kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: TTXVN Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ sự hoan nghênh nồng nhiệt đối với chuyến thăm lần này, đồng thời nhấn mạnh đây là dấu mốc có ý nghĩa đặc biệt, hứa hẹn mở ra một giai đoạn phát triển mới trong quan hệ hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt - Trung. Tổng Bí thư tin tưởng chuyến thăm sẽ góp phần làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, hướng tới xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược. Đáp lại, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bày tỏ niềm vui khi trở lại thăm Việt Nam, đất nước mà ông gọi là “đồng chí anh em”. Việc chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của năm 2025 thể hiện rõ mức độ ưu tiên cao của Trung Quốc trong quan hệ với Việt Nam. Đồng chí Tập Cận Bình chia sẻ mong muốn cùng Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo chủ chốt Việt Nam trao đổi sâu sắc về những phương hướng, giải pháp nhằm củng cố truyền thống hữu nghị, định hình tầm nhìn chung cho tương lai hai nước, theo tinh thần “6 hơn”. Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn cấp cao Việt Nam tại cuộc hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: TTXVN Tổng Bí thư Tô Lâm chúc mừng những thành tựu to lớn mà Trung Quốc đạt được trong những năm qua, đồng thời khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn tin tưởng và ủng hộ Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của đồng chí Tập Cận Bình tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào hòa bình, hợp tác và phát triển khu vực và toàn cầu. Ông nhấn mạnh phát triển quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên chiến lược hàng đầu của Việt Nam trong đường lối đối ngoại. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình ghi nhận những thành tựu nổi bật của Việt Nam trong công cuộc đổi mới, ổn định chính trị - xã hội và nâng cao vị thế quốc tế. Ông khẳng định Trung Quốc luôn kiên trì chính sách hữu nghị với Việt Nam, coi Việt Nam là ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng. Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Việt Nam phát triển thịnh vượng và nhân dân hạnh phúc. Hai nhà lãnh đạo đã đi sâu trao đổi về tình hình mỗi Đảng, mỗi nước, các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm trong bầu không khí chân thành, thẳng thắn, thân tình. Hai bên nhất trí đánh giá quan hệ hai nước thời gian qua đã có những bước phát triển vượt bậc theo định hướng “6 hơn”, đặc biệt trong hợp tác kinh tế - thương mại, văn hóa, giáo dục, giao lưu nhân dân và phối hợp tại các diễn đàn đa phương. Thúc đẩy hợp tác thực chất trong đầu tư, thương mại Trong phần thảo luận chiến lược về định hướng phát triển quan hệ song phương, hai bên nhất trí duy trì trao đổi cấp cao thường xuyên; nâng cấp các cơ chế Đối thoại chiến lược giữa các Bộ Ngoại giao, Quốc phòng, Công an lên cấp Bộ trưởng; thành lập Ủy ban hợp tác đường sắt giữa hai Chính phủ; tổ chức hiệu quả các hoạt động của “Năm giao lưu nhân văn Việt Nam - Trung Quốc 2025”; tăng cường phối hợp đa phương và kiểm soát, xử lý thỏa đáng bất đồng trên cơ sở đối thoại thiện chí, tôn trọng luật pháp quốc tế. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình và Đoàn cấp cao Trung Quốc tại cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm. Ảnh: TTXVN Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu thúc đẩy hợp tác thực chất trong các lĩnh vực then chốt. Việt Nam đề nghị Trung Quốc dành ưu đãi tối đa về vốn vay, chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực; phối hợp đẩy nhanh tiến độ tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Tổng Bí thư đề xuất mở rộng hợp tác về chuyển đổi số và khoa học công nghệ, biến đây thành điểm sáng mới của quan hệ Việt - Trung, đặc biệt trong các ngành công nghệ cao và đổi mới sáng tạo. Ngoài ra, Việt Nam mong muốn có sự hợp tác chặt chẽ hơn trong các lĩnh vực như thương mại cân bằng, đầu tư chất lượng cao, giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội. Về giáo dục, Tổng Bí thư đề nghị mở rộng đào tạo nhân lực chất lượng cao trong các ngành khoa học cơ bản và công nghệ chiến lược, góp phần xây dựng lực lượng sản xuất hiện đại, hiệu quả. Trong lĩnh vực văn hóa, hai bên thống nhất tăng cường truyền thông, giáo dục nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về truyền thống hữu nghị Việt - Trung. Tổng Bí thư đề nghị tổ chức Hội thảo Lý luận giữa hai Đảng trong năm 2025 và tăng cường hợp tác giáo dục, du lịch giữa nhân dân hai nước. Tán thành với các đề xuất của Tổng Bí thư Tô Lâm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi làm sâu sắc hơn lòng tin chiến lược, tăng cường trao đổi lý luận, kinh nghiệm lãnh đạo đất nước, đóng góp thiết thực cho sự nghiệp xã hội chủ nghĩa của hai quốc gia. Ông cam kết hỗ trợ kết nối sáng kiến “Vành đai và Con đường” với khuôn khổ “Hai hành lang, Một vành đai” của Việt Nam; hoan nghênh hàng hóa Việt Nam vào thị trường Trung Quốc và khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư tại Việt Nam. Đại biểu hai nước dự chiêu đãi tối 14/4. Ảnh: TTXVN Hai bên sẽ mở rộng hợp tác chuỗi cung ứng, sản xuất, công nghệ cao (5G, AI, IoT, bán dẫn), phát triển xanh và chuyển giao khoa học công nghệ thành năng lực sản xuất thực chất. Trung Quốc cũng mời thanh niên Việt Nam tham gia “Hành trình Đỏ” trong ba năm tới, nhằm nghiên cứu lịch sử cách mạng và vun đắp hữu nghị thế hệ kế tiếp. Về hợp tác đa phương, Trung Quốc bày tỏ mong muốn cùng Việt Nam tăng cường phối hợp trong các cơ chế như hợp tác Mekong - Lan Thương, lĩnh vực tư pháp và thực thi pháp luật. Hai bên nhất trí thúc đẩy giải quyết các vấn đề tồn đọng thông qua các biện pháp hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước Luật Biển 1982, và thúc đẩy tiến trình đạt được Bộ Quy tắc ứng xử COC thực chất, hiệu quả tại Biển Đông. Sau hội đàm, hai nhà lãnh đạo đã chứng kiến lễ ký kết và nghe giới thiệu về 45 văn bản thỏa thuận hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương hai nước, phản ánh thành quả phong phú và toàn diện của chuyến thăm. Tối 14/4, sau hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường tổ chức chiêu đãi trọng thể chào mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc. Theo Báo Công Thương
Xem thêm

EVFTA tạo nhiều cơ hội xuất khẩu hàng hóa sang Áo

Hiệp định EVFTA thực sự là chất xúc tác quan trọng cho hoạt động thương mại giữa Việt Nam và các nước châu Âu, bao gồm cả Áo. Theo cam kết trong EVFTA, EU giảm thuế cho hàng Việt Nam theo lộ trình, giúp các sản phẩm của nước ta có giá cạnh tranh hơn, trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà bán lẻ và tiêu dùng trên thị trường EU, trong đó có Áo. Các danh mục sản phẩm chính được hưởng lợi bao gồm dệt may và giày dép, đồ điện tử và linh kiện, sản phẩm nông nghiệp, giúp cà phê, trái cây, hải sản và các mặt hàng nông sản khác của Việt Nam tiếp cận thị trường tốt hơn. EVFTA đã giúp chính phủ cũng như các nhà xuất khẩu Việt Nam đổi mới về hệ thống kiểm soát chất lượng, nâng cao tiêu chuẩn và đầu tư sản xuất để đạt các chứng nhận cần thiết của Áo cũng như EU. EU cũng cung cấp các chương trình hỗ trợ kỹ thuật cho các nhà sản xuất Việt Nam hiểu, cải thiện và đáp ứng các kỳ vọng khắt khe về chất lượng của EU. Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam vào Áo năm 2020 đạt 3,18 tỷ USD, Việt Nam xuất siêu 2,9 tỷ USD. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, xung đột tại Biển Đỏ và việc chuyển hướng đầu tư của Áo sang một số nước Đông Nam Á khác như Malaysia năm 2021, kim ngạch thương mại song phương bị sụt giảm. Đến năm 2024, con số này đạt 2,5 tỷ USD, Việt Nam xuất siêu 1,6 tỷ USD. Năm 2025, thương mại hai chiều có xu hướng tăng trưởng tích cực trở lại. 3 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch thương mại Việt Nam Áo đạt 896,9 triệu USD, tăng 31,1%, trong đó xuất khẩu đạt 799 triệu USD tăng 34,7% còn nhập khẩu đạt 698 triệu USD tăng 7,5%. Cùng với đó, Áo và Việt Nam là hai nền kinh tế bổ sung cho nhau, các mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vào Áo là đồ điện tử, dệt may, giày dép, đồ gỗ và nông sản, trong khi Áo có thế mạnh về sản xuất công nghệ cao và dịch vụ. Ở chiều ngược lại, các công ty Áo có cơ hội lớn xuất khẩu sang Việt Nam đối với nhóm hàng máy móc và thiết bị công nghiệp do tăng trưởng trong ngành sản xuất tại Việt Nam tạo ra nhu cầu ngày càng tăng về thiết bị công nghiệp chất lượng cao của Áo. Có thể thấy, những biến động trên thị trường và căng thẳng thương mại toàn cầu đang mang lại cơ hội cho cả Việt Nam và Áo để củng cố mối quan hệ kinh tế song phương chiến lược mà hai nước đều đang tìm kiếm để đa dạng hóa thị trường rộng lớn hơn. Theo VietnamExport
Xem thêm

Tiềm năng và cơ hội xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Brazil

Brazil là thị trường đầy tiềm năng cho thủy sản Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 130 triệu USD năm 2024, chủ yếu từ cá tra. Nhu cầu tiêu thụ cao, nguồn cung nội địa thiếu hụt, cùng chính sách nới lỏng tiêu chuẩn nhập khẩu mở ra cơ hội lớn. Việt Nam có thể tận dụng giá cạnh tranh, hợp tác thương mại song phương, và đàm phán MERCOSUR để tăng thị phần. Brazil, với dân số hơn 200 triệu người và mức tiêu thụ thủy sản bình quân 12 kg/người/năm, đang nổi lên như một thị trường đầy tiềm năng cho thủy sản Việt Nam. Năm 2024, Việt Nam đã trở thành nhà cung cấp thủy sản lớn thứ hai cho Brazil, chiếm 17% tổng khối lượng nhập khẩu và 9% giá trị thị phần, với kim ngạch đạt gần 130 triệu USD, tăng 14% so với năm 2023. Thành tựu này, chủ yếu nhờ cá tra, mở ra nhiều cơ hội để Việt Nam củng cố vị thế và đa dạng hóa sản phẩm tại thị trường Nam Mỹ đầy triển vọng này. Bài viết sẽ phân tích tiềm năng và cơ hội xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Brazil, đồng thời đề cập đến những thách thức cần vượt qua. Thị trường Brazil: Nhu cầu mạnh mẽ, nguồn cung nội địa thiếu hụt Brazil là quốc gia sản xuất nuôi trồng thủy sản lớn thứ hai ở Mỹ Latinh, với sản lượng hàng năm đạt khoảng 900 nghìn tấn, trong đó cá rô phi chiếm khoảng 65%. Tuy nhiên, ngành thủy sản nội địa không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng, đặc biệt với các sản phẩm như cá hồi, cá tuyết, tôm, và cá thịt trắng. Nghề cá biển và nội địa sản xuất khoảng 1,5 triệu tấn mỗi năm, nhưng tình trạng khai thác quá mức khiến nguồn cung tự nhiên suy giảm. Kết quả là Brazil phải nhập khẩu 1,4-1,5 tỷ USD thủy sản mỗi năm, tập trung vào các mặt hàng cao cấp từ Chile (cá hồi) và Việt Nam (cá tra). Nhu cầu thủy sản tại Brazil được thúc đẩy bởi sở thích ẩm thực, đặc biệt ở các vùng ven biển và các đô thị lớn như São Paulo và Rio de Janeiro. Mức tiêu thụ 12 kg/người/năm, cao hơn Mỹ nhưng thấp hơn Nhật Bản, cho thấy dư địa tăng trưởng lớn. Với nền kinh tế dự kiến tăng trưởng 2,2% GDP, nhập khẩu thủy sản được dự báo sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt với các sản phẩm giá trị cao và tiện lợi. Việt Nam, với thế mạnh về cá tra, đã tận dụng tốt khoảng trống này. Năm 2024, cá tra chiếm gần 100% kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Brazil, đạt 129,3 triệu USD, tăng 14,5% so với năm 2023. Đặc biệt, Việt Nam dẫn đầu phân khúc cá thịt trắng với 38% thị phần, vượt xa các đối thủ như Argentina và Na Uy. Dự báo quý I/2025, xuất khẩu thủy sản sang Brazil sẽ đạt 48,2 triệu USD, tăng 72,8% so với cùng kỳ, cho thấy tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ. Cơ hội cho thủy sản Việt Nam Giá cả cạnh tranh và sản phẩm chế biến sẵn Cá tra Việt Nam, với giá thành thấp và chất lượng ổn định, là lựa chọn lý tưởng cho phân khúc trung lưu và bình dân tại Brazil. Ngoài cá tra phi lê đông lạnh, các sản phẩm giá trị gia tăng như chả cá, cá viên, hay tôm bóc vỏ IQF có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tiện lợi, đặc biệt tại các siêu thị và nhà hàng ở đô thị lớn. So với các sản phẩm cao cấp từ Chile hay EU, thủy sản Việt Nam có lợi thế về giá, giúp mở rộng thị phần trong bối cảnh Brazil ưu tiên nhập khẩu các sản phẩm phù hợp túi tiền. Nới lỏng tiêu chuẩn nhập khẩu Trước đây, tiêu chuẩn nghiêm ngặt về phụ gia và phosphate của Brazil gây khó khăn cho cá tra Việt Nam. Tuy nhiên, việc Brazil xem xét điều chỉnh các tiêu chuẩn này theo thông lệ quốc tế mở ra cơ hội lớn. Điều này không chỉ giảm chi phí kiểm định mà còn tạo điều kiện để Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm chế biến sâu như cá tra tẩm bột, giúp đa dạng hóa danh mục và tăng giá trị xuất khẩu. Hợp tác thương mại song phương Việt Nam và Brazil đang nỗ lực nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 10 tỷ USD vào năm 2025 và 15 tỷ USD vào năm 2030. Là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại Nam Mỹ, Brazil mang lại cơ hội để doanh nghiệp thủy sản mở rộng thị phần. Đàm phán với khối MERCOSUR, trong đó Brazil là thành viên, có thể dẫn đến các ưu đãi thuế, giúp thủy sản Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với Ấn Độ hay Thái Lan. Đa dạng hóa thị trường Trong bối cảnh rủi ro địa chính trị và thuế cao tại Mỹ và Trung Quốc, Brazil là điểm đến chiến lược để Việt Nam giảm phụ thuộc vào các thị trường truyền thống. Với 26 doanh nghiệp như Hùng Cá, Cadovimex, Nam Việt, và Hoàng Long đang hoạt động tại Brazil, Việt Nam có nền tảng vững chắc để khai thác sâu hơn thị trường này. Thách thức cần lưu ý Dù tiềm năng lớn, xuất khẩu thủy sản sang Brazil đối mặt với một số rào cản. Lệnh cấm nhập khẩu tôm nguyên con đông lạnh hạn chế khả năng đa dạng hóa sản phẩm tôm. Từ ngày 14/2/2024, Brazil tạm dừng nhập cá rô phi do lo ngại virus TiLV, và nguy cơ mở rộng kiểm soát sang cá tra là điều cần cảnh giác. Ngoài ra, thủ tục hành chính phức tạp và cạnh tranh từ Ấn Độ, Ecuador, Indonesia đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam nâng cao chất lượng và đáp ứng các chứng nhận bền vững như ASC hay BAP. Khuyến nghị cho doanh nghiệp Để tận dụng tối đa cơ hội tại Brazil, doanh nghiệp Việt Nam cần: Theo dõi sát quy định nhập khẩu, đặc biệt về phosphate và kiểm dịch, để điều chỉnh sản phẩm phù hợp. Đầu tư vào chế biến sâu, phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng như cá tra tẩm gia vị, chả cá, nhằm phục vụ phân khúc tiêu dùng tiện lợi. Tham gia xúc tiến thương mại, tận dụng hội chợ và hỗ trợ từ Thương vụ Việt Nam để xây dựng thương hiệu. Đảm bảo chứng nhận bền vững, đáp ứng yêu cầu khắt khe của Brazil về truy xuất nguồn gốc và môi trường. Brazil là thị trường chiến lược để Việt Nam mở rộng xuất khẩu thủy sản, đặc biệt với cá tra và các sản phẩm chế biến sẵn. Với lợi thế giá cả, sự hỗ trợ từ hợp tác song phương, và nhu cầu nhập khẩu ổn định, Việt Nam có cơ hội không chỉ củng cố vị thế mà còn đa dạng hóa đầu ra trong bối cảnh toàn cầu đầy biến động. Tuy nhiên, việc vượt qua các rào cản kỹ thuật và nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ là chìa khóa để doanh nghiệp Việt Nam chinh phục thị trường Nam Mỹ đầy tiềm năng này. VASEP
Xem thêm

Singapore đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý chất lượng sản phẩm rau và trái cây nhập khẩu

Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Singapore, Cơ quan Thực phẩm Singapore (SFA) bắt đầu triển khai nền tảng Dịch vụ điện tử (e-Service) phục vụ việc công bố và tra cứu kết quả kiểm tra phòng thí nghiệm đối với trái cây và rau quả tươi⁄làm mát nhập khẩu. Nền tảng Dịch vụ điện tử nêu trên nhằm phục vụ đối tượng là tất cả các nhà nhập khẩu của Singapore có nhu cầu tra cứu kết kiểm tra phòng thí nghiệm của Hải quan Singapore đối với các lô hàng trái cây và rau quả tươi/làm mát nhập khẩu vào Singapore, với thời gian bắt đầu triển khai là từ ngày 01 tháng 5 năm 2025. Các nhà nhập khẩu của Singapore sẽ có thời gian chuyển tiếp 03 tháng (từ ngày 01 tháng 5 đến ngày 31 tháng 7 năm 2025) để chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tham gia nền tảng nêu trên. Trong khoảng thời gian này, tất cả các kết quả kiểm tra phòng thí nghiệm sẽ tiếp tục được thông báo tới nhà nhập khẩu thông qua phương thức truyền thống là điện thoại và tin nhắn. Từ ngày 01 tháng 8 năm 2025 (sau thời gian chuyển tiếp nêu trên), chỉ những kết quả kiểm tra phòng thí nghiệm nào không đạt và/hoặc các quy trình tiêu hủy có liên quan mới được tiếp tục thông báo cho nhà nhập khẩu bằng điện thoại. Còn lại các kết quả đạt sẽ được đưa lên nền tảng Dịch vụ điện tử nêu trên. Trao đổi thông tin qua đường dây nóng, SFA cho biết hệ thống Dịch vụ điện tử này được xây dựng để phục vụ các nhà nhập khẩu của Singapore truy cập thông qua Singpass và Corppass. Hiện nay hệ thống này chỉ cho phép các doanh nghiệp Singapore tra cứu kết quả của chính doanh nghiệp mình, chứ không cho phép truy cứu thông tin của các tài khoản khác. Các doanh nghiệp nước ngoài (trong đó có doanh nghiệp Việt Nam) nếu quan tâm kết quả kiểm tra  thì phải thông qua nhà nhập khẩu ở Singapore - đơn vị trực tiếp nhập khẩu trực tiếp lô hàng. Các nhà nhập khẩu của Singapore được hướng dẫn truy cập website chính thức của SFA (tại địa chỉ: https://www.sfa.gov.sg/), sau đó lần lượt chọn các mục theo hướng dẫn cụ thể (Digital Services > Food Import & Export > Inspection and Laboratory Test Outcome Import Inspection of Fresh Fruits & Vegetables) tại thông báo để đăng nhập vào nền tảng Dịch vụ điện tử và thực hiện tra cứu (https://ifast.sfa.gov.sg/eserviceweb/). Hướng dẫn từng bước cụ thể cũng được đăng tải trên website của SFA (https://www.sfa.gov.sg/docs/default-source/digital-services/food-import-and-export/inspection-and-laboratory-test-outcome-import-inspection-of-fresh-fruits-and-vegetables.pdf). Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho rằng việc SFA có hướng dẫn các nhà nhập khẩu sử dụng nền tảng Dịch vụ điện tử này là một động thái tích cực, nhằm khuyến khích doanh nghiệp Singapore nói chung và các nhà nhập khẩu nói riêng tăng cường sử dụng các nền tảng/ứng dụng kỹ thuật số của cơ quan chức năng Singapore. Thương vụ Việt Nam tại Singapore cũng khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam đang xuất khẩu trái cây và rau quả tươi/làm mát sang Singapore cần cập nhật các quy định mới này, chủ động kết nối, hợp tác với đối tác phía Singapore trong việc kịp thời nắm bắt kết quả kiểm tra phòng thí nghiệm đối với các lô hàng xuất khẩu sang Singapore, sẵn sàng phương án xử lý khi được yêu cầu. Doanh nghiệp/độc giả xem chi tiết tại file đính kèm. Trade Circular to Importers.pdf Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore
Xem thêm
18/04/2025

Cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia thị trường Halal toàn cầu

Hiện nay, cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường Halal toàn cầu rất lớn, tạo điều kiện thuận lợi xuất khẩu các sản phẩm có thế mạnh và thu hút đầu tư tài chính của các tập đoàn quốc tế vào Việt Nam. Kinh tế Halal trở thành phân khúc phát triển nhanh nhất thế giới Tại Hội thảo Phát triển kinh tế và thương mại Halal của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, tổ chức ngày 17/4 tại Đại học Thương mại, PGS.TS. Nguyễn Hoàng - Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại cho biết, thị trường Halal toàn cầu có tiềm năng rất lớn về quy mô, mức chi tiêu và sự đa dạng về lĩnh vực cũng như triển vọng tăng trưởng trong tương lai. Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế Halal (Ảnh minh họa) Hiện, có hơn 2 tỷ người Hồi giáo sinh sống tại 112 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 57 quốc gia là thành viên của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo, chiếm 25% dân số thế giới. Trong vài năm trở lại đây, ngành kinh tế Halal đã trở thành phân khúc phát triển nhanh nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng hằng năm là 5,2%, có lợi nhuận và sức ảnh hưởng trong kinh doanh thực phẩm toàn cầu. Báo cáo từ nền tảng nghiên cứu thị trường MMR dự báo, tổng doanh thu của thị trường thực phẩm Halal đến năm 2030 đạt khoảng 5.284,96 tỷ USD và vào năm 2050 đạt 15.000 tỷ USD. “Cơ hội cho doanh nghiệp tham gia vào thị trường Halal toàn cầu là rất lớn, mở ra việc xuất khẩu các sản phẩm Việt Nam có thế mạnh và thu hút đầu tư tài chính của các tập đoàn quốc tế vào Việt Nam” - PGS. TS. Nguyễn Hoàng nhận định. Theo ông Ali Akbar Nazari - Đại sứ Cộng hòa Hồi giáo Iran, thị trường Halal có giá trị khoảng 8.000 tỷ USD, dự kiến sẽ mở rộng lên mức ấn tượng là 12.000 tỷ USD trong vòng 5 năm tới. Sự tăng trưởng đáng chú ý này phản ánh nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm Halal. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương nơi có dân số Hồi giáo lớn nhất toàn cầu, đóng vai trò trung tâm trong thị trường năng động này, tiêu thụ ước tính 63,3% hàng hóa Halal. Những con số này nhấn mạnh những cơ hội to lớn mà nền kinh tế Halal mang lại, không chỉ cho các quốc gia có đa số dân theo đạo Hồi mà còn cho các quốc gia như Việt Nam, nơi có vị thế chiến lược để phục vụ thị trường đang phát triển này. Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế Halal Theo các chuyên gia, Việt Nam đang nổi lên như là một ngôi sao kinh tế mới trong chuỗi cung ứng toàn cầu, có nhiều điều kiện để phát triển ngành Halal như vị trí địa lý thuận lợi, thế mạnh về nông nghiệp, thực phẩm, du lịch, dịch vụ; hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, toàn diện khi tham gia nhiều liên kết kinh tế hàng đầu khu vực, trong đó có các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Cơ hội khi tham gia vào thị trường Halal toàn cầu rất lớn, không chỉ đa dạng hóa thị trường, phát triển du lịch, mà còn mở ra việc xuất khẩu các sản phẩm Việt Nam có thế mạnh và thu hút đầu tư tài chính của các tập đoàn quốc tế, khu vực vào Việt Nam, góp phần giúp doanh nghiệp, địa phương Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng nguồn nhân lực và thúc đẩy chuyển giao công nghệ, nhất là công nghệ sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển… đạt tiêu chuẩn Halal. Tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp Việt Nam chỉ mới xuất khẩu được khoảng 20 mặt hàng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang các quốc gia Hồi giáo trong khu vực ASEAN mới chỉ đạt trên 26,37 tỷ USD chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu. Thực trạng này do nhiều điểm nghẽn, rào cản cả khách quan và chủ quan từ hiểu biết về thị trường, tiêu chuẩn chặt chẽ và phức tạp, quy trình sản xuất độc lập, chi phí đầu tư cao. Do đó, để các doanh nghiệp Việt không đánh mất cơ hội và thời cơ tham gia thị trường đầy tiềm năng này, thời gian tới, Chính phủ cần tập trung vào một số nhóm biện pháp chính gồm hỗ trợ kết nối địa phương, doanh nghiệp với các đối tác, thị trường Halal toàn cầu. Các lĩnh vực ưu tiên gồm nông nghiệp, du lịch, dệt may, dược và mỹ phẩm; đẩy mạnh thu hút đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, chính sách quản lý nhà nước về Halal, tối ưu hóa quy trình chứng nhận, thúc đẩy thừa nhận, công nhận lẫn nhau về chứng nhận Halal. Đẩy mạnh giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam với các quốc gia, cộng đồng Hồi giáo trên toàn thế giới. Cùng với đó, thúc đẩy đàm phán, ký kết các thỏa thuận, hiệp định, bản ghi nhớ hợp tác thương mại; quảng bá, xúc tiến sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu Halal Việt Nam và mở cửa các thị trường. Ngoài ra, nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất về Halal và xây dựng lòng tin với người tiêu dùng Hồi giáo toàn cầu, Việt Nam cần đảm bảo quy trình chứng nhận Halal cần minh bạch, liền mạch, được công nhận trên toàn cầu…  
Xem thêm

Thanh An Food - Chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ngũ cốc dinh dưỡng và yến mạch tại Việt Nam

15/04/2025
Được thành lập vào ngày 23 tháng 11 năm 1998, Công ty TNHH Thanh An (Thanh An Food) đã trải qua hơn 25 năm phát triển và khẳng định vị thế là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp ngũ cốc dinh dưỡng và yến mạch tại Việt Nam. Tầm nhìn và sứ mệnh Tầm nhìn: Trở thành thương hiệu quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực thực phẩm dinh dưỡng, mang đến những sản phẩm chất lượng cao, an toàn và tiện lợi cho người tiêu dùng.​ Sứ mệnh: Cung cấp các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt, nguyên cám và thảo dược quý, góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng và phát triển nền nông nghiệp bền vững.​ Hành trình phát triển 1998: Thành lập công ty, hoạt động chính là nhập khẩu và kinh doanh sữa cùng các nguyên liệu chế biến từ sữa.​ 1999: Nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm bột ngũ cốc kết hợp thảo dược quý mang thương hiệu Việt Đài.​ 2011: Khánh thành nhà máy sản xuất bột ngũ cốc đầu tiên với quy mô công nghiệp tại KCN Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội, với diện tích 5.000 m².​ 2014: Ra mắt sản phẩm ngũ cốc uống liền thương hiệu Việt Ngũ Cốc, đáp ứng nhu cầu thị trường về dòng sản phẩm sữa ngũ cốc dinh dưỡng tiện lợi.​ 2019: Vận hành nhà máy thứ hai, nâng tổng diện tích nhà máy lên 10.000 m², sản xuất sản phẩm Ngũ cốc hạt OATTA – Bữa ăn 1 phút – dinh dưỡng đủ đầy. Sản phẩm tiêu biểu Việt Đài: Bột ngũ cốc kết hợp thảo dược quý, hỗ trợ tăng cường sức khỏe.​ Việt Ngũ Cốc: Ngũ cốc uống liền, tiện lợi và giàu dinh dưỡng.​ OATTA: Ngũ cốc hạt nguyên chất, bữa ăn nhanh chóng và đầy đủ dưỡng chất.​ VKID: Sữa tốt bụng, hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường miễn dịch. Hệ thống phân phối Thanh An Food đã xây dựng hệ thống phân phối rộng khắp toàn quốc, với gần 1.000 đại lý và siêu thị tại Hà Nội, cùng khoảng 70 nhà phân phối trực tiếp tại các tỉnh thành, đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Cam kết chất lượng Thanh An Food luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm, áp dụng công nghệ hiện đại trong quy trình sản xuất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Thanh An Food – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình Việt!
Đọc thêm0

LASUCO – Tập đoàn kinh tế nông nghiệp hàng đầu Việt Nam

15/04/2025
Kiến tạo giá trị bền vững từ nông nghiệp hiện đại Công ty Cổ phần Mía Đường Lam Sơn (LASUCO) là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam. Trải qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, LASUCO không ngừng đổi mới, mở rộng và khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Tiền thân là Nhà máy Đường Lam Sơn (thành lập năm 1980), đến nay, LASUCO đã chuyển mình mạnh mẽ thành một tập đoàn kinh tế đa ngành, phát triển bền vững trên nền tảng nông nghiệp sạch, công nghệ tiên tiến và tư duy toàn cầu hóa. Tầm nhìn và sứ mệnh Tầm nhìn: Trở thành một tập đoàn nông nghiệp hàng đầu khu vực Đông Nam Á, ứng dụng công nghệ cao và phát triển nông sản hữu cơ, vì sức khỏe cộng đồng và môi trường bền vững. Sứ mệnh: Cung cấp cho thị trường các sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao, an toàn, thân thiện với môi trường và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn. Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm tiêu biểu LASUCO hoạt động trong nhiều lĩnh vực gắn liền với chuỗi giá trị nông nghiệp hiện đại: 1. Sản xuất và chế biến mía đường Đường tinh luyện và đường organic đạt tiêu chuẩn quốc tế. Áp dụng mô hình sản xuất tuần hoàn khép kín – sử dụng bã mía để sản xuất điện sinh khối. 2. Nông sản hữu cơ và công nghệ cao Gạo, rau củ quả, tre luồng... được canh tác theo mô hình nông nghiệp sạch, an toàn, minh bạch nguồn gốc. Đầu tư mạnh vào công nghệ cảm biến, dữ liệu lớn và tự động hóa trong quản lý nông nghiệp. 3. Thực phẩm dinh dưỡng Nước dinh dưỡng tế bào mía, sữa gạo lứt, nước ép rau củ… là những sản phẩm mang giá trị dinh dưỡng cao, phục vụ người tiêu dùng hiện đại. 4. Du lịch sinh thái và trải nghiệm nông nghiệp Khu du lịch sinh thái và trải nghiệm nông nghiệp tại Lam Sơn – nơi kết hợp giữa văn hóa bản địa, thiên nhiên nguyên sơ và hoạt động canh tác nông nghiệp công nghệ cao. Định hướng phát triển bền vững LASUCO không ngừng mở rộng hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước, tập trung vào: Phát triển nông nghiệp tuần hoàn và không phát thải. Chuyển đổi số trong quản lý sản xuất và phân phối. Xây dựng vùng nguyên liệu hữu cơ trên quy mô lớn. Đào tạo và nâng cao đời sống cho người nông dân. Thị trường và đối tác chiến lược Sản phẩm của LASUCO đã hiện diện tại hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm các thị trường khó tính như: Châu Âu: Tây Ban Nha, Đức Châu Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc Bắc Mỹ: Hoa Kỳ, Canada Tại Việt Nam, LASUCO là đối tác tin cậy của các hệ thống siêu thị lớn như VinMart, MegaMarket, Co.opmart, BigC, AEON… Thành tựu nổi bật Doanh nghiệp đạt chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao nhiều năm liền. Được vinh danh trong Top 200 doanh nghiệp tốt nhất châu Á – Thái Bình Dương do Forbes bình chọn. Tiên phong trong chuyển đổi số và phát triển vùng nguyên liệu hữu cơ quy mô lớn tại Việt Nam. LASUCO – Đồng hành cùng nông nghiệp Việt vươn ra thế giới
Đọc thêm0

Native – Thương hiệu thực phẩm sấy thăng hoa hàng đầu Việt Nam

15/04/2025
Native là thương hiệu tiên phong trong lĩnh vực thực phẩm sấy thăng hoa tại Việt Nam, mang trong mình sứ mệnh cung cấp những sản phẩm tiện lợi, an toàn và giàu giá trị dinh dưỡng cho người tiêu dùng hiện đại. Với phương châm "Giữ trọn thiên nhiên – Trao gửi sức khỏe", Native không chỉ đơn thuần là một nhà cung cấp sản phẩm, mà còn là người bạn đồng hành đáng tin cậy trong hành trình chăm sóc sức khỏe toàn diện. Tầm nhìn & Sứ mệnh Native hướng đến việc trở thành thương hiệu thực phẩm tự nhiên uy tín hàng đầu tại Việt Nam và vươn tầm quốc tế. Native không ngừng đổi mới để mang lại những sản phẩm chất lượng cao, thân thiện với môi trường, góp phần nâng cao chất lượng sống và định hình lối sống lành mạnh cho cộng đồng. Sứ mệnh: Cung cấp thực phẩm tự nhiên với chất lượng cao, giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo bữa ăn bổ dưỡng và an toàn. Tầm nhìn: Trở thành thương hiệu Việt tiên phong về công nghệ sấy thăng hoa, góp phần đưa nông sản Việt vươn ra thế giới. Giá trị cốt lõi Chất lượng là ưu tiên hàng đầu: Mỗi sản phẩm từ Native đều được sản xuất bằng công nghệ sấy thăng hoa hiện đại, giúp giữ lại đến 95% dưỡng chất và hương vị tự nhiên. An toàn và minh bạch: Native cam kết sử dụng nguyên liệu rõ nguồn gốc, trải qua quy trình kiểm định khắt khe, không chất bảo quản, không phụ gia độc hại. Phát triển bền vững: Native hợp tác với nông dân địa phương, thúc đẩy canh tác bền vững, góp phần nâng cao giá trị nông sản Việt và bảo vệ môi trường. Tiện lợi & hiện đại: Các sản phẩm được thiết kế phù hợp với phong cách sống năng động – dễ bảo quản, dễ pha chế, dễ mang theo. Sản phẩm nổi bật Cà phê sấy thăng hoa : Thương hiệu cà phê hòa tan cao cấp, giữ trọn hương vị nguyên bản của cà phê Việt, tiện lợi pha nhanh với nước lạnh hoặc nóng, không cần máy móc phức tạp. Trà trái cây & Nước ép sấy thăng hoa: Hương vị đậm đà từ thiên nhiên, cung cấp vitamin và khoáng chất, không đường, không chất bảo quản – phù hợp với mọi lứa tuổi. Bột cacao nguyên chất: Nguồn năng lượng tự nhiên, hỗ trợ tim mạch và tinh thần, thích hợp cho người ăn kiêng, luyện tập thể thao. Tinh bột rau củ: Lựa chọn lý tưởng cho những ai quan tâm đến sức khỏe, giúp bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn hàng ngày. Thương hiệu được tin cậy bởi hàng ngàn khách hàng Native tự hào đã phục vụ hàng ngàn khách hàng cá nhân, doanh nghiệp và các đối tác phân phối trên toàn quốc. Với tỷ lệ hài lòng và quay lại cao, chúng tôi luôn giữ vững uy tín bằng chính chất lượng sản phẩm và sự tận tâm trong dịch vụ. Hơn 10.000 khách hàng tin dùng mỗi năm Hợp tác cùng nhiều đơn vị bán lẻ, nhà hàng, quán cà phê và siêu thị trong và ngoài nước Nhận được đánh giá 5 sao từ cộng đồng mua sắm online  
Đọc thêm0

Yến sào Kon Tum- "TINH HOA" hàng Việt Nam!

22/05/2024
YẾN SÀO KON TUM - NIỀM TỰ HÀO CỦA NÚI RỪNG TÂY NGUYÊN  Đến với thành phố Kon Tum hôm nay chúng ta không thể không ngỡ ngàng bởi Kon Tum đã khoác trên mình một diện mạo mới, một Kon Tum trẻ trung và năng động, luôn chào đón du khách trong và ngoài nước. Có được diện mạo này là cả một quá trình phấn đấu không ngừng của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân thành phố cũng như sự chung tay góp sức của cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có một doanh nghiệp tưởng chừng như không bao giờ có giữa núi rừng Tây Nguyên đã được xây dựng và lớn lên đó là Công ty TNHH Yến Sào Kon Tum.  Tiền thân là hộ kinh doanh thành lập 10/10/2017 đến 04/11/2020 đổi tên thành Công ty TNHH Yến Sào Kon Tum, qua 6 năm hình thành và phát triển, các sản phẩm của Yến Sào Kon Tum đã từng bước khẳng định được vị thế của mình trong thị trường Yến sào Việt Nam. Với tôn chỉ“ Chất lượng hàng đầu, sức khỏe người tiêu dùng là quan trọng” trong nhiều năm qua Yến Sào Kon Tum đã không ngừng nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ, đầu tư dây chuyền sản xuất mới hiện đại, cải tiến mẫu mã, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho người lao động. Từ xây dựng vùng nguyên liệu các khâu sản xuất, chế biến, đóng gói và phát triển thị trường đều được vận hành theo một quy trình khép kín.  Từ đó, Yến Sào Kon Tum đã đưa ra thị trường nhiều sản phẩm vừa đáp ứng được thị hiếu của khách hàng luôn tuân thủ nghiêm nghặt các quy định về an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm và tôn chỉ của doanh nghiệp. Cho đến thời điểm hiện nay Yến Sào Kon Tum đưa ra thị trường nhiều dòng sản phẩm như: Tổ Yến thô; Yến tươi; Yến tinh chế; Yến chưng; Yến chưng không đường, Yến sâm, Thực Phẩm bổ sung: Yến kid’s, Yến đông trùng. Trong đó sản phẩm Yến chưng không đường được công nhận là sản phẩm Ocop 3 sao; Yến tinh chế, Yến chưng, Yến sâm, Thực Phẩm bổ sung: Yến kid’s đã được công nhận là sản phẩm Ocop 4 sao.  Điều đặc biệt nhất của sản phẩm Yến Sào Kon Tum được người tiêu dùng đánh giá cao đó là sản phẩm  Nước Yến sâm, bởi Yến sâm được chế biến với sự kết hợp hoàn hảo giữa yến sào thiên nhiên và củ sâm dây trên dãy núi Ngọc Linh. Sâm để sản xuất  sản phẩm này được chọn từ củ Sâm dây Ngọc Linh  là loại dược liệu quý hiếm  được thiên nhiên ban tặng phân bố  trong  núi rừng tự nhiên, tại dãy núi Ngok Linh (hay còn gọi là Ngọc Linh), nằm trên dải Trường Sơn Nam qua tỉnh Kon Tum Song hành cùng sản xuất Yến Sào Kon Tum đã mở rộng hệ thống phân phối đi các tỉnh như: TP HCM , Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai , Đà Nẵng , Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Phòng, Phú Thọ và nhiều tỉnh thành khác….  đã mở được chuỗi cửa hàng ở khu vực Miền Bắc.  Ngoài việc tìm kiếm thị trường trên toàn quốc, Công ty được UBND tỉnh, Sở Công Thương tỉnh Kon Tum hỗ trợ mở gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của tỉnh tại số 339 Phan Chu Trinh, TP Kon Tum. Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng thân quen cũng như du khách khi đến với Kon Tum. Dẫu biết rằng sản phẩm mang thương hiệu Yến Sào Kon Tum không đem ra để so sánh với sản phẩm khác, bởi mỗi sản phẩm đều có những ưu điểm và khuyết điểm khác nhau, nhưng bằng nhiệt huyết, cái tâm vì khách hàng, đặt sức khỏe của khách hàng là điều tiên quyết sản phẩm mang thương hiệu Yến Sào Kon Tum dám tự tin khẳng định rằng đó là những sản phẩm tốt và có giá cả hợp lý.   MỤC TIÊU VƯƠN TẦM QUỐC TẾ! Với thế mạnh về sản phẩm chất lượng cao và mục tiêu mang "Tinh hoa hàng Việt Nam - vươn xa thị trường Quốc tế",  trong những năm tiếp theo, định hướng của Ban lãnh đạo công ty là "xuất khẩu" đi nhiều thị trường quốc tế. Cùng sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền, các sở, ban ngành, sự chỉ đạo, lãnh đạo của ban giám đốc, tập thể CBCNV, người lao động toàn Công ty sẽ tiếp tục nỗ lực đổi mới, sáng tạo không ngừng để sản xuất những sản phẩm với giá cả hợp lý, đáp ứng niềm tin, kỳ vọng của khách hàng, đưa sản phẩm Yến Sào Kon Tum vươn xa hơn nữa, từng bước khẳng định vị thế của thương hiệu "Yến Sào Kon Tum" trên bản đồ Yến Sào Việt Nam và thế giới!
Đọc thêm0
Đọc thêm
popup

Số lượng:

Tổng tiền: